Sai sót khi hạch toán khoản dự phòng phải trả

Các sai sót khi hạch toán vào chi phí khoản dự phòng phải trả 

+ Pháp luật kế toán (TK 352- Dự phòng phải trả): 

  • Được trích lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc thiếu thì bổ sung, dư thì giảm chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán. Riêng dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp nếu dư thì hạch toán và thu nhập khác
  • Dự phòng phải trả bao gồm cả dự phòng trợ cấp thôi việc, trích trước Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ định kỳ (trước đây sử dụng TK 335)
 
  • Dự phòng phải trả được ghi nhận:
  • Chi phí quản lý
  • Chi phí bán hàng (dự phòng bảo hành sản phẩm <= 5% Doanh thu)
  • Chi phí sản xuất chung (dự phòng bảo hành công trình xây lắp <= 5% Doanh thu).
+  + Pháp luật thuế): 
  • Thực hiện theo TT 228/2009/TT-BTC;
  • TT 180/2012/TT-BTC:không được tính vào chi phí được trừ đối với khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ năm 2012;
  • Không được tính trừ các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ  mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
+ Các lỗi thường gặp:
  • Doanh nghiệp trích Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ năm 2012; hoặc không tính số dư Tài khoản Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm  vào thu nhập khác cuối năm 2012;
  • Doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tính chi phí trợ cấp mất việc, thôi việc từ năm 2009 và Chi phí được trừ;
  • Doanh nghiệp tính trừ các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
Xem thêm: http://dailythuetoancau.com/mot-so-loi-khi-ghi-nhan-khoan-thanh-toan-khong-dung-tien-mat.htm

Bản quyền thuộc về Globaltax.vn -