Các vi phạm về Thuế TNDN thường hay xảy ra đối với hoạt động xây dựng:
- Không lập hóa đơn, kê khai thuế GTGT đối với phần giá trị bảo hành.
- Không điều chỉnh giảm doanh thu đối với doanh thu bị điều chỉnh giảm sau quyết toán
- Công trình đã nghiệm thu, hoàn thành bàn giao vào thời điểm cuối năm tài chính, đơn vị đã xuất hóa đơn GTGT theo đúng khối lượng nghiệm thu nhưng do không tập hợp kịp chứng từ chi phí (các đơn vị cung cấp đầu vào chưa xuất hóa đơn bán nguyên liệu, vật tư hoặc chi phí nhân công cho đơn vị có hoạt động xây dựng) nên chỉ thực hiện kê khai thuế GTGT, không kê khai doanh thu tính thuế TNDN mà chuyển doanh thu này sang năm tài chính tiếp theo .
- Không kê khai một số khoản thu liên quan đến hoạt động xây lắp như các khoản thu từ cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ thi công của đơn vị ; các khoản thu từ thanh lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhà cửa, lán trại tạm.... (do thừa, hỏng hóc hoặc hết nhu cầu sử dụng)
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào chi phí tính thuế trong kỳ trong khi chưa ghi nhận doanh thu tương ứng
- Kê khai chi phí của các công trình mà chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng hóa đơn thành chi phí của các công trình khác
- Lập bảng kê, biên nhận khống mua nguyên vật liệu hoặc ghi cao hơn giá trị nguyên vật liệu đã mua trong trường hợp không cần lập hóa đơn (mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; sử dụng dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/ năm bán ra; mua của các đầu mối thu mua...)
- Kê khai khống chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm hoán đổi cho chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí máy thi công (trường hợp không có chứng từ chứng minh hợp lý của chi phí nhân công, chi phí máy thi công)
- Sử dụng một hóa đơn mua nguyên vật liệu để kê khai chi phí cho nhiều công trình khác nhau
- Lập khống các hồ sơ về nhân công thuê ngoài để khai tăng chi phí nhân công
- Sử dụng hồ sơ về chi phí nhân công (hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng nghiệm thu khối lượng công việc...) của các công trình không xuất hóa đơn do chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng hóa đơn để ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp cho các công trình khác.
- Khai khống chi phí máy thi công qua việc sử dụng các hóa đơn khống về thuê máy thi công, số ca máy, mua nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ máy thi công, các chi phí đi kèm với hoạt động máy thi công (vận chuyển máy, lắp đặt máy, chi phí sửa chữa máy,...). Sai phạm này thường gặp ở các doanh nghiệp thi công san nền , làm đường, xây dựng cơ sở hạ tầng
- Hạch toán chi phí máy thi công phục vụ cho các công trình không xuất hóa đơn do chủ đầu tư không có nhu cầu sử dụng hóa đơn cho các công trình khác
- Chi phí phát sinh nhưng chưa có hóa đơn, chứng từ theo quy định, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí được trừ thông qua TK 335
- Phân bổ công cụ dụng cụ không phù hợp với pháp luật về kế toán và pháp luật về thuế
- Không hoàn nhập trích lập chi phí bảo hành công trình xây lắp không đúng quy định tại thông tư 228/2009/TT-BTC về trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng

* Kỹ năng kiểm tra hoạt động xây dựng:
- Kiểm tra doanh thu:
-> So sánh doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNDN để nhận diện các trường hợp khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT hoặc khai thiếu doanh thu tính thuế TNDN
-> Đối chiếu sự khác biệt giữa pháp luật về kế toán và pháp luật về thuế để tìm ra các trường hợp khai thiếu doanh thu.
-> Kiểm tra các tài khoản 131/136/138/337 để phát hiện ra các trường hợp kê khai thiếu doanh thu (đơn vị thường giấu doanh thu không kê khai thuế GTGT và thuế TNDN tại các tài khoản này)
-> Đối chiếu các tài khoản 111/ 112 với tài khoản 511/ 3387 để phát hiện ra các trường hợp đơn vị đã thu tiền nhưng không kê khai doanh thu, xuất hóa đơn GTGT
-> Kiểm tra thời hạn thi công theo hợp đồng để nhận dạng và phát hiện các trường hợp kê khai thiếu doanh thu
-> Kiểm tra số dư tài khoản 154 theo từng công trình để đối chiếu với hợp đồng, xác định trường hợp kê khai chậm doanh thu.
- Kiểm tra chi phí giá vốn:
+ Đối chiếu Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu (báo cáo nhập xuất tồn - TK 152) với các sổ TK 152/ TK 621/TK623/TK 627 để tìm ra điểm bất hợp lý, vật tư để ngoài sổ sách, mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế phù hợp với doanh thu đầu ra hay không...
Trường hợp đơn vị hạch toán chi phí nguyên vật liệu qua TK 152 thì căn cứ vào sổ chi tiết và báo cáo xuất nhập tồn TK 152 để xác định số lượng từng loại vật tư cho từng công trình tương ứng để đối chiếu với khối lượng nghiệm thu
Trường hợp đơn vị hạch toán chi phí nguyên vật liệu không thông qua TK 152 thì căn cứ khoản mục chi phí nguyên vậ liệu (TK 6221) để xác định một số nội dung trọng yếu , từ đó xác định số lượng từng loại vật tư cho từng công trình tương ứng để đối chiếu với khối lượng nghiệm thu
+ Kiểm tra TK 621:
-> Đối chiếu khối lượng nghiệm thu đầu ra với số lượng vật tư, chi phí nhân công theo từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng thực hiện để tìm ra điểm bất thường giữa doanh thu và chi phí.
-> Đối chiếu thời điểm nghiệm thu đầu ra với thời điểm phát sinh chi phí nguyên vật liệu. Trường hợp đơn vị sử dụng TK 335 để trích trước chi phí thì cần kiểm tra hóa đơn, chứng từ có đủ điều kiện để trích trước chi phí hay không?
-> Căn cứ vào hợp đồng, biên bản nghiệm thu và các tài liệu kĩ thuật cso liên quan để kiểm tra, đối chiếu chi phí đầu vào với khối lượng đầu ra
+ Kiểm tra TK 622:
-> Đối chiếu thời điểm nghiệm thu đầu ra với thời điểm phát sinh chi phí tiền lương, tiền công (không thể diễn ra trước thời điểm nghiệm thu đầu ra)
-> Đối chiếu Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và bảng cam kết mẫu 02/CK- TNCN để tìm ra các trường hợp kê khai sai (lưu ý chữ ký của người lao động có đồng nhất hay không)
Ghi chú:
+ Trường hợp đơn vị giao khoán cho tổ, đội thực hiện thì cần kiểm tra hóa đơn, chứng từ theo quy định(bảng chấm công, bảng lương, hóa đơn,...)
Trường hợp đơn vị giao cho thầu phụ thì cần kiểm tra khối lượng nghiệm thu đầu vào và đầu ra tương ứng. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu thông qua tài khoản 152 thì căn cứ vào sổ chi tiết và Báo cáo nhập xuất tồn TK 152 để xác định số lượng từng loại vật tư cho từng công trình tương ứng để đối chiếu với khối lượng nghiệm thu.
+ Chứng từ khoán nhân công cho từng cá nhân hoặc nhóm người lao động (không bao gồm vật tư):
* Bảng thanh toán lương, chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo quy định; trừ trường hợp người lao động có cam kết theo quy định
* Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm NLĐ có thể ủy quyền cho một NLĐ trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản và phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.
+ Chứng từ khoán thi công bao gồm vật tư:
- Bên thi công phải đăng ký kinh doanh theo quy định, khai thuế và đến cơ quan thuế để xin cấp hóa đơn xuất cho bên nhà thầu; trừ trường hợp bên nhận khoán có doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/ năm)
- Hợp đồng xây dựng, Hồ sơ dự toán công trình xây dựng, bản vẽ
- Biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc thực hiện
- Các hồ sơ khác như lệnh khởi công, nhật ký công trình,...
- Kiểm tra các tài khoản 623,627:
Lưu ý hoạt động xây lắp thường sử dụng nhiều TSCĐ. Cần căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao để đối chiếu với các tài khoản kế toán có liên quan và xem xét việc phân bổ vào giá trị các công trình có liên quan theo các tiêu thức kế toán phù hợp
- Kiểm tra thuếThu nhập cá nhân:
-> Không khấu trừ thuế TNCN đối với các trường hợp người lao động nhận tiền thưởng
-> Đối chiếu số phát sinh nợ TK 334 với Bảng kê 05-01/BK-QT-TNCN để tìm ra các trường hợp khấu trừ thuế TNCN thiếu
-> Các trường hợp cùng một thời gian, một lao động thi công các công trình khác nhau (căn cứ hồ sơ nhân công, Phiếu chấm công, bảng thanh toán lương,...). Cá nhân có thu nhập từ hai nơi trở lên thu nhập đến mức chịu thuế nhưng vẫn có đủ bảng cam kết không đến mức thu nhập chịu thuế
-> Đối chiếu Bảng kê 05-02/ BK-QT-TNCN với tài khoản 622 và kiểm tra các trường hợp làm bảng cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN đảm bảo đã có mã số thuế.
Xem thêm: http://dailythuetoancau.com/vi-pham-ve-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-doi-voi-hoat-dong-kinh-doanh-bds.htm