Một số lỗi tổng hợp khi rà soát thuế GTGT, thuế TNDN

Các lỗi hay gặp khi rà soát thuế GTGT, thuế TNDN


+Các lỗi về thuế GTGT 

* Kê khai sai liên quan đến hóa đơn, chứng từ:
– Chia nhỏ gói thanh toán bằng nhiều hóa đơn: Doanh nghiệp đã chủ động “chia nhỏ” giá trị thanh toán thành nhiều hóa đơn nhỏ hơn 20 triệu; rải thành nhiều ngày trả tiền khác nhau, ghi hình thức thanh toán là “tiền mặt” để được khấu trừ thuế, đồng thời tránh bị kiểm soát khi thanh toán qua ngân hàng.

– Khấu trừ vượt mức quy định: Trường hợp này liên quan đến khấu trừ thuế của xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi: 
Doanh nghiệp vẫn khấu trừ toàn bộ thuế GTGT tương ứng của phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng, ghi sai tên chủng loại, tên hiệu tài sản trên Sổ tài sản cố định (211) bằng các thương hiệu khác giá trị thấp hơn.

-Khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa hủy, hàng trả lại
Doanh nghiệp không ghi rõ nội dung nghiệp vụ là “hàng hủy”, “hàng trả lại” mà ghi chung chung là “thuế GTGT của Công ty A, công ty B…” để khấu trừ thuế.

 
* Khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa – dịch vụ không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh:

– 
Doanh nghiệp không phân bổ hoặc phân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế, mục đích là để tăng khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các trường hợp mua hàng biếu tặng, thưởng, quà lưu niệm, hoặc chi trang phục vượt định mức, hoặc kê khai khấu trừ các hóa đơn mang tên, mã số thuế của công ty nhưng thực chất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cho cá nhân, gia đình như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh…


 
*Kê khai trước thời điểm có chứng từ nộp NSNN:

Trường hợp này thường liên quan đến các lô hàng nhập khẩu: Doanh nghiệp không kê khai thuế GTGT theo Giấy nộp tiền vào NSNN mà kê khai theo Tờ khai hải quan, làm sai lệch kỳ số thuế GTGT được khấu trừ, hoặc phản ánh không đúng số thuế GTGT phát sinh phải nộp.

*Kê khai giảm thuế GTGT đầu ra:

– Kê khai giảm doanh thu tính thuế như: Bán hàng không xuất hóa đơn để dấu doanh thu, không nộp thuế GTGT; bán hàng xuất hóa đơn ghi giá cả và số lượng trong liên lưu (Liên 1, Liên 3) nhỏ hơn liên giao cho khách hàng (Liên 2);mục đích là giảm số thuế phải nộp của mình và tăng số thuế được khấu trừ cho người 
mua; xuất hóa đơn khống (hóa đơn không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo) nhằm hợp thức hóa đầu vào để bên mua khai khấu trừ hoặc hoàn thuế.
 
Doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù lại có những hành vi kê khai sai khác nhau, ví dụ:
  • Trong lĩnh vực xây dựng (xây nhà để bán):  xuất hóa đơn chưa kịp thời: công trình đã hoàn thành bàn giao theo quy định phải khai doanh thu và xuất hóa đơn nhưng do Doanh nghiệp chưa thu được tiền của khách hàng nên cũng chưa ghi nhận doanh thu và xuất hóa đơn, Doanh nghiệp không xuất trình Biên bản nghiệm thu.
  • Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại đặc thù như kinh doanh xe máy, ô tô,....:Doanh nghiệp có thể bán hàng không theo giá giao dịch trên thị trường, ghi giá bán trên hóa đơn GTGT thấp hơn giá tính thuế trước bạ của UBND tỉnh, thành phố quy định. Điều chỉnh thuế GTGT đầu vào, đầu ra không đúng quy định. Theo quy định, Doanh nghiệp có thể kê khai bổ sung bất kỳ lỗi sai sót nào trên hồ sơ khai thuế đã nộp nên thực hiện điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của kỳ trước trên chỉ tiêu [37], [38] của Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT) mà không có căn cứ; không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh; mục đích là làm giảm thuế GTGT phải nộp kỳ này, hoặc tăng thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau, nhằm giảm số thuể GTGT phải nộp.
Xác định sai thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ: Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khai sai thuế suất: Liên quan đến hàng xuất khẩu, Doanh nghiệp kê khai doanh thu thuế suất 0% nhưng lại không đáp ứng được đủ các điều kiện quy định như: Thiếu chứng từ thanh toán qua ngân hàng, thiếu hợp đồng xuất khẩu, hoặc xác nhận thực xuất của hải quan lớn hơn lượng hàng hóa bán ra ghi trên hóa đơn GTGT…  không thanh toán vào tài khoản của Doanh nghiệp mà thanh toán vào tài khoản của cá nhân chủ Doanh nghiệp.

Liên quan đến khu chế xuất, 
Doanh nghiệp chế xuấtDoanh nghiệp bán hàng không vào khu chế xuất mà lại bán hàng vào khu công nghiệp, hoặc không phải là Doanh nghiệp chế xuất (100% sản phẩm xuất khẩu ghi trên Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư) nhưng sản phẩm bán ra vẫn khai thuế suất 0%.

Kê khai nhầm thuế suất: Khi kê khai thuế GTGT đầu ra, 
Doanh nghiệp kê khai mặt hàng chịu thuế suất 10% thành mặt hàng chịu thuế suất thấp hơn là 5%, hoặc đưa mặt hàng thuộc diện chịu thuế sang mặt hàng không chịu thuế.

– Kê khai phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT đối với trường hợp không hạch toán riêng được thì phải phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được, tuy nhiên 
Doanh nghiệp cố tình phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sai tỷ lệ phần trăm (%) nói trên để làm giảm số thuế GTGT phải nộp, tăng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
 


+Các lỗi về thuế TNDN


Tăng giá vốn: lưu ý các Doanh nghiệp được hưởng chiết khấu mua hàng do mua hàng với số lượng lớn;  xác định giá trị sản phẩm dở dang, cũng như giá trị hàng tồn kho không đúng.
Doanh nghiệp có dữ liệu trên bảng Xuất – Nhập – Tồn thời điểm cuối năm (31/12) không có hàng tồn kho nhưng vẫn xuất bán hàng hóa.
Doanh nghiệp không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (kể cả giá trị xây lắp), không phân bổ chi phí thu mua cho hàng tồn kho, chi phí công cụ, dụng cụ mà kết chuyển hết vào chi phí trong kỳ, nhằm tối đa giá vốn.

Đối với các 
Doanh nghiệp sản xuất, giá vốn được nâng lên qua việc xây dựng định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm cao hơn thực tế, nhằm làm tăng chi phí nguyên vật liệu, hoặc không xây dựng định mức vật tư hạch toán chi phí tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất vượt định mức do luật thuế cho Doanh nghiệp tự xây dựng và quyết toán định mức (trừ  một vài ngành là có định mức sản xuất như: Xây dựng, cầu đường, xăng dầu, dệt may… còn lại phần lớn chưa có định mức chung).

Thỏa thuận với nhà cung cấp nâng báo giá nguyên vật liệu đầu vào (hóa đơn đúng như báo giá); trong khi đó nguyên liệu cùng loại có giá thị trường thấp hơn nhiều.

– Trích khấu hao tính vào chi phí vượt mức quy định: Sai mức khấu hao, sai tỷ lệ khấu hao; Doanh nghiệp tính khấu hao theo tháng chứ không theo ngày, Doanh nghiệp bị lỗ vẫn trích khấu hao nhanh; trích khấu hao nhanh không đúng loại tài sản và tính chất, trích khấu hao của tài sản không có giấy tờ sở hữu của 
Doanh nghiệp (tài sản thuê, mượn). Doanh nghiệp vẫn trích khấu hao xe ô tô cả phần nguyên giá vượt giá trị 1,6 tỷ đồng.

– Kê khai tăng chi phí tiền lương: Chi phí tiền lương không có đủ hồ sơ theo quy định hoặc hồ sơ lao động : tăng chi phí tiền lương trả cho người lao động cao hơn so với thực trả cho người lao động.

– Bổ sung một vài chức danh không có thật cho những người không trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh: Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát để được hạch toán chi phí thù lao vào tiền lương làm tăng chi phí.

 
Doanh nghiệp tính gộp các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài hạch toán các khoản chi phí cho tiêu dùng cá nhân: Ô tô, điện thoại, xăng xe, ăn uống…

– Kê khai tăng chi phí hoạt động tài chính: 
Doanh nghiệp kê chi phí tài chính (lãi vay) không đúng quy định, hạch toán chi phí lãi vay góp vốn điều lệ công ty (ở các công ty góp vốn); hạch toán chi phí lãi vay vượt tỷ lệ khống chế 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố; hạch toán chi phí lãi vay không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; hạch toán chi phí lãi vay trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản; hình thành tài sản cố định vào chi phí; hạch toán chi phí lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản phải thu, các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ vào chi phí hoạt động tài chính không đúng quy định.

Doanh nghiệp lập hồ sơ; khế ước vay không có thật của cá nhân làm tăng chi phí tài chính và giảm thu nhập chịu thuế. 
Doanh nghiệp sử dụng khi vay ngân hàng để tiêu dùng cá nhân (mua nhà, mua xe, đầu tư cổ phiếu…), nhưng vẫn hạch toán lãi vay vào chi phí hợp lý, hợp lệ.

– Các khoản chi phí khác: 
Doanh nghiệp còn hạch toán các khoản chi phí khác không đúng quy định: hạch toán vào chi phí tiền nghỉ mát, tiền thưởng tết âm lịch và các ngày lễ khác không ghi trong Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

 Các khoản thu nhập khác và chi phí khác: 
Doanh nghiệp hạch toán các khoản thuế truy thu và tiền phạt hành chính vào chi phí; kê khai thiếu các khoản thu nhập khác được thưởng, khoản hỗ trợ của nhà cung cấp hoặc của các đối tác, khách hàng thường xuyên.

Kê chi phí phân bổ: 
Doanh nghiệp hạch toán và phân bổ chi phí dài hạn không đúng qui định; Có những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, có công dụng sử dụng ít nhất là 2, 3 năm nhưng Doanh nghiệp vẫn đưa toàn bộ một lần vào chi phí thông qua Tài khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Đồng thời, các khoản trích trước lớn như chi phí bảo hành, chi phí sửa chữa tài sản cố định không chi hết hoặc thực tế sau này không chi, Doanh nghiệp vẫn không hoàn nhập làm tăng thu nhập khác để tính thuế TNDN.

– Các khoản dự phòng về nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng đầu tư tài chính; trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; dự phòng bảo hành sản phẩm không đúng quy định
Doanh nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nhưng không có Biên bản đối chiếu công nợ, không có công văn đòi nợ, hoặc gian lận tuổi nợ đễ được trích lập 100% dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí. Doanh nghiệp không có thu nhập (lỗ) vẫn tiến hành trích lập các khoản dự phòng nói trên không đúng quy định.

-Kê khai sai về Doanh thu : Không kê khai hàng hóa dịch vụ mua vào, đồng thời cũng không kê khai doanh thu. Giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Doanh nghiệp khuyến mại, giảm giá sản phẩm mà không đăng ký với Sở Công thương, nhưng vẫn giảm trừ doanh thu bán hàng. 

– Kê khai sai các khoản thu nhập khác: tiền thanh lý tài sản cố định; phế liệu; phế phẩm; nợ phải trả nhưng không xác định được chủ nợ; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng  không hạch toán vào thu nhập khác, thể hiện trên sổ chi tiết tài khoản tiền mặt (TK 111) và tiền gửi ngân hàng (TK 112) việc phát sinh tăng tiền của các khoản này...

Xem thêm tại:   http://dailythuetoancau.com/ra-soat-cac-loi-lien-quan-den-khoan-muc-cong-tac-phi.htm

                               http://dailythuetoancau.com/dich-vu-dai-ly-thue.htm

 

Bản quyền thuộc về Globaltax.vn -