Khác biệt Pháp luật kế toán và Pháp luật thuế về giảm giá hàng bán

Pháp luật kế toán về giảm giá hàng bán
 
Tài khoản giảm giá hàng bán dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn (giảm giá ngoài hóa đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất..

Trong kỳ kế toán, Khoản giảm trừ hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ của Tài khoản “ Giảm giá hàng bán”.
Cuối kỳ kế toán, Trước khi lập báo cáo tài chính thực hiện kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc tài khoản 512  “ Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ

 


Pháp luật thuế về giảm giá hàng bán
 
Theo quy định thuế trường hợp giảm giá hàng bán thì bên bán và bên mua phải lập biên bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hóa, mức giá giảm theo hóa đơn bán hàng ( số ký hiệu, ngày, thàng năm của hóa đơn, thời gian) , lý do tăng (giảm) giá, đồng thời bên bán lập hóa đơn điều chỉnh . Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm giá bán, (không được  ghi số âm(-)), thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ tại hóa đơn số, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán kê khai điều chỉnh doanh số bán, thuế đầu ra.

*Một số rủi ro cần lưu ý
-Thời điểm xác định các khoản giảm trừ chiết khấu thương mại theo quy định giữa pháp luật về kế toán và pháp luật về thuế.
-Một số trường hợp không đảm bảo điều kiện về thủ tục như lập hóa đơn chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.
-Việc quy định phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thương mại (lưu ý chiết khấu thương mại do người bán thực hiện chính sách bán hàng đạt doanh số hoặc số lượng).


 
Bản quyền thuộc về Globaltax.vn -