Các lỗi hay gặp khi thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 229)
+ Pháp luật kế toán quy định:
-
Căn cứ: thời gian quá hạn của Hợp đồng mua bán ban đầu (không tính đến việc gia hạn nợ).
-
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính
-
Bổ sung Chênh lệch thiếu vào Chi phí tài chính
-
Hoàn nhập Chênh lệch dư ghi giảm Chi phí tài chính.
-
Điều kiện: Bị lỗ - có khả năng mất vốn; hoặc suy giảm giá trị đầu tư
+ Pháp luật thuế quy định: thực hiện theo Thông tư 228/2009/TT-BTC - hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá & các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính.
.jpg)
+ Sai phạm thường gặp:
-
Không có hồ sơ xác nhận nợ.
-
Tính vào Chi phí được trừ khoản nợ khó đòi thuộc thu nhập miễn thuế (nợ khó đòi khoản phân phối lợi nhuận sau thuế đã hạch toán vào TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính và điều chỉnh vào thu nhập miễn thuế của TK quyết toán thuế TNDN).
-
Không hoàn nhập dự phòng theo quy định.
+ Mức trích lập dự phòng
-
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
-
30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
-
50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
-
70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
-
100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
-
Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
-
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, Doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của Doanh nghiệp.
Xem thêm:http://dailythuetoancau.com/sai-sot-khi-hach-toan-khoan-du-phong-phai-tra.htm