Các lỗi khi thực hiện trích lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho

Các lỗi hay gặp khi thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK 229)

+ Pháp luật kế toán quy định (TK 229): 

 
  •  Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.
  • Căn cứ những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho
  • Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính
  • Bổ sung Chênh lệch thiếu vào Chi phí tài chính
  • Hoàn nhập Chênh lệch dư ghi giảm Chi phí tài chính.
  • Điều kiện: Bị lỗ - có khả năng mất vốn; hoặc suy giảm giá trị đầu tư
+ Pháp luật thuế quy định:  thực hiện theo Thông tư 228/2009/TT-BTC - hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá  & các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính. 



+ Sai phạm thường gặp:
  • Không có bằng chứng xác định giá trị thuần có thể thực hiện được;
  • Thời điểm xác định giá trị thuần có thể thực hiện được không đúng quy định TT 228/2009/TT-BTC ( lập vào cuối kỳ kế toán)
  • Lập dự phòng đối với trường hợp hàng đã ký Hợp đồng tiêu thụ nhưng chưa giao hàng và có bằng chứng chắc chắn là khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện Hợp đồng;
  • Không lập dự phòng đối với trường hợp hàng đã quá hạn sử dụng, thay đổi quá trình sinh hóa tư nhiên nhưng chưa tiêu hủy;
  • Không hoàn nhập dự phòng theo quy định.

 
Xem thêm:http://dailythuetoancau.com/cac-loi-khi-thuc-hien-trich-lap-du-phong-no-phai-thu-kho-doi.htm
Bản quyền thuộc về Globaltax.vn -