Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ miễn giảm thuế GTGT và TNDN
Để giảm bớt những khó khăn, thời gian và chi phí cơ hội đối với việc lập các báo cáo kế toán trong công tác kế toán của DN, trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kế toán trong công tác kế toán . Trong đó, nhằm tiếp tục hoàn thiện kế toán nghiệp vụ miễn giảm thuế GTGT và TNDN, đặc biệt là đối với một số nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh như vừa trao đổi, khi nhận quyết định được miễn (giảm) thuế thì căn cứ vào thực tế của DN đã nộp thuế hay mới tính và ghi nhận thuế phải nộp để hạch toán ghi sổ, cụ thể:


I) Tính và hạch toán thuế TGTGT và thuế TTNDN phải nộp.
Ia) Thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ 111, 112, 131, 136,…
Có 333(3331) - Thuế GTGT phải nộp.
Ib) Thuế TNDN tạm nộp, phải nộp bổ sung, ghi:
Nợ 821 - Chi phí thuế thu nhập DN.
Có 333(3334) - Thuế TNDN phải nộp.
II) Trường hợp DN nhận được quyết định miễn giảm thuế TGTGT và thuế TNDN trước khi tính và hạch toán thuế: Không tính và hạch toán thuế TGTGT và thuế TNDN phải nộp.
III) Trường hợp DN mới chỉ tính và hạch toán số thuế phải nộp (ghi có 3331, 3334,…) nhưng chưa nộp vào ngân sách thì hạch toán số thuế GTGT, TNDN được miễn giảm trừ ngay vào số thuế phải nộp và ghi tăng thu nhập khác trong kỳ, ghi:
IIIa) Ghi giảm Thuế GTGT tăng thu nhập khác:
Nợ 333(3331) - Thuế GTGT phải nộp.
Có 711 - Thu nhập khác.
IIIb) Ghi giảm Thuế TNDN tăng thu nhập khác:
Nợ 333(3334) - Thuế TNDN.
Có 711 - Thu nhập khác.
IV) Nếu DN đã nộp thuế vào ngân sách thì ghi tăng thu nhập trong kỳ và ghi tăng phải thu khác:
Nợ 1388 (chi tiết theo loại thuế được miễn giảm phải thu).
Có 711 - Thu nhập khác.
V) Khi DN nhận được tiền thuế được miễn giảm, ghi:
Nợ 111, 112.
Có 1388 (chi tiết theo lọai thuế được miễn giảm phải thu).
VI) Trường hợp DN không thoái thu mà để số thuế được miễn giảm đã nộp này trừ vào số thuế phải nộp của các kỳ tiếp theo thì sau khi tính ra số thuế phải nộp ở kỳ đó, ghi:
Nợ 333 (3331, 3334,…) (giảm thuế phải nộp).
Có 1388 (chi tiết theo lọai thuế được miễn giảm phải thu).
Thông qua quá trình liên tục nghiên cứu từ hệ thống các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn hiện hành liên quan đến chính sách thuế GTGT, thuế TNDN và chế độ kế toán DN hiện hành, đến việc khảo sát thực tế công tác kế toán các DNNVV, kết quả thu được cho mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: Việc sử dụng tài khoản chi tiết 1388 vẫn đảm bảo nguyên tắc của kế toán vì 1388 là tài khoản chi tiết của Tài khoản 138 nên nó phản ánh số phải thu từ việc được miễm giảm thuế là phù hợp. Trong khi đó, việc hạch toán theo đề xuất của bài viết giúp phân định được các khoản: Thuế GTGT và thuế TNDN được miễn giảm với thuế GTGT và thuế TNDN nộp dư. Đồng thời, giúp cho công tác lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN không bị nhầm lẫn giữa các khoản thuế với nhau. Điều này cũng đồng nghĩa giúp tránh tình trạng thất thu thuế hoặc mất thời gian của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, xử lý vấn đề miễn giảm thuế cho DN.
Các bạn có thể tham khảo một số dịch vụ kế toán, dịch vụ thuế của Toàn Cầu